Khởi đầu tự chủ - Sáng tạo tương lai Khởi đầu tự chủ - Sáng tạo tương lai

“Pascal Science Day 2018”:  Nơi ươm mầm tài năng khoa học

Ngày 21/9, tại trường TH – THCS Pascal đã diễn ra “Ngày hội khoa học 2018” do Câu lạc bộ STEM tổ chức. Chương trình thu hút 100% Passers THCS tham gia với rất nhiều sản phẩm sáng tạo khoa học.

 

Ngày hội là dịp để Passers thể hiện tình yêu khoa học của mình

Đây là năm đầu tiên trường Pascal tổ chức “Ngày hội khoa học” dành cho học sinh khối THCS. Passers tham gia sân chơi với tinh thần chơi mà học, học mà chơi. Từ hoạt động thực nghiệm khoa học, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên lý, tri thức khoa học qua phương pháp tiếp cận theo định hướng STEM.

Phát biểu khai mạc ngày hội, thầy giáo Trần Xuân Bích – trưởng Ban giám khảo cho biết: “Cuộc thi được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích Passers trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng các kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn…

“Cuộc thi giúp tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong giáo dục phổ thông”.

Thầy Trần Xuân Bích phát biểu khai mạc ngày hội

Ngày hội khoa học năm nay quy tụ 33 sản phẩm dự thi, với rất nhiều ý tưởng độc đáo và sáng tạo như: Đèn tự động, bể cá thông minh, máy bơm nước mini, nến chống muỗi… Passers sẽ lần lượt trình bày những sản phẩm do chính tay các bạn lên ý tưởng và thực hiện, lý giải nguyên lý hoạt động, các kiến thức khoa học được áp dụng cũng như ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm trong cuộc sống.

Đến với “Pascal Science Day 2018”, những kiến thức sách vở sẽ trở nên sinh động, dễ tiếp nhận hơn bao giờ hết khi được cụ thể hóa thành những sản phẩm khoa học, những thiết bị rất gần gũi và có tính thực tiễn cao trong đời sống.

“Mô hình máy bay” của Passers Trần Lê An Khánh lớp 9A2 nhận được rất nhiều lời khen của Ban giám khảo

Bạn Trần Lê An Khánh chia sẻ “Con đã phải nghiên cứu rất kĩ về nguyên lý hoạt động của máy bay. Bên trong mô hình này là hệ thống vi mạch rất phức tạp để có thể giúp máy bay cất cánh và di chuyển được. Con đã mất 3 tháng và khoảng 3 triệu đồng để hoàn thiện sản phẩm này”.

Nhận xét về cậu học trò có niềm đam mê khoa học, cô giáo Trần Thị Oanh cho biết: “Trần Lê An Khánh có niềm đam mê đặc biệt với máy bay từ nhỏ. Từ năm lớp 6 bạn đã sưu tầm, vẽ và nghiên cứu các thể loại máy bay”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x
Field is required!
Field is required!
Field is required!
Field is required!
Field is required!